Cuộc sống ở Pháp Ana của Tây Ban Nha

Kết hôn

Ana được hứa hôn năm 11 tuổi với Quốc vương Louis XIII của Pháp. Cha bà Philip III đã chuẩn bị của hồi môn cho bà trị giá tới 500,000 đồng crowns và nhiều đồ trang sức quý giá khác[1]. Vì lường trước việc Louis XIII của Pháp có thể qua đời bất cứ lúc nào, triều đình Tây Ban Nha sẵn sàng đón Ana trở lại Tây Ban Nha với của hồi môn và trang sức sau khi Louis XIII qua đời[1]. Trước lúc kết hôn, Ana từ bỏ hết các quyền thừa kế cá nhân và của những đứa con giữa bà và Louis, và điều khoản quy định phục hồi lại cho bà nếu bà trở thành góa phụ không con cái. Vào ngày 24 tháng 11 năm 1615, Ana và Louis đã kết hôn qua sự ủy thác tại Burgos, cùng lúc đó diễn ra lễ kết hôn tương tự tại Bordeaux của em gái Louis, Elizabeth của Pháp, cùng với em trai của Ana, Felipe IV của Tây Ban Nha. Ana và Elizabeth được trao qua hôn nhân tại đảo Pheasants, ở giữa HendayeHondarribia. Bà nổi tiếng vì có nhan sắc, và cũng nổi bật về khả năng cưỡi ngựa của mình. Trong những người hâm mộ bà, có cả George Villiers, Công tước Buckingham thứ nhất.

Ana và Louis khi đó đều 14 tuổi, cùng chịu sức ép giao phòng để sinh ra người nối dõi, chặn đứt nguy cơ hủy hôn, thế nhưng Louis đã lờ bà mà không đoái hoài gì đến. Mẹ của Louis, Maria de' Medici, vẫn giữ vai trò tối cao của một Thái hậu và không hề tỏ ra tôn trọng vị thế Vương hậu của Ana. Vương hậu mới gần như bị cô lập về mọi mặt, cùng với những thị nữ đều xuất thân từ Tây Ban Nha, bà tiếp tục sống theo những nghi lễ của triều đình cũ mà không thể học hỏi, cải thiện tiếng Pháp cũng như lối sống mới tại đây.

Biến cố

Vương hậu Ana mặc trang phục đăng quang, vẽ bởi Peter Paul Rubens

Năm 1617, vị Quốc vương Louis âm mưu cùng người tâm phúc là Charles d'Albert, Công tước Luynes, để lật đổ sự chuyên quyền của Thái hậu Maria de' Medici và đã giết chết tâm phúc của bà là Concino Concini vào ngày 26 tháng 4 cùng năm. Được trọng dụng và tin tưởng, Công tước Luynes cố gắng hàn gắng khoảng cách giữa Louis và Vương hậu Ana. Công tước đã thay hết các thị nữ người Tây Ban Nha, và thay vào bằng những người Pháp, đặc biệt là Công nương Conti và vợ của Công tước, Marie de Rohan. Công tước cùng các tâm phúc phu nhân mới đã cố gắng dàn xếp Louis và Ana vào những sự kiện triều đình với một bầu không khí lãng mạn và thiện cảm. Vương hậu dần hành xử đúng mực theo cách người Pháp, và vào năm 1619 Công tước Luynes đã thành công trong việc ép Louis giao phòng với Ana. Cả hai dần có thiện cảm với nhau, bằng chứng trong việc Louis gần như phát điên khi lo lắng trong một dịp Ana trở bạo bệnh.

Thế nhưng, việc sẩy thai liên tiếp của bà khiến Vua Louis gần như chán nản và trở lại lạnh nhạt. Năm 1622, ngày 14 tháng 3, trong lúc chơi đùa với các bồi giá phu nhân thì Ana trượt ngã và sẩy thai lần thứ hai. Việc này khiến Louis trở nên tức giận với Ana, và đổ lỗi cho Công tước phu nhân Luynes vì đã không khuyên bảo Vương hậu. Từ đây, Quốc vương trở nên nghiêm khắc và dè chừng mà Công tước phu nhân Luynes tác động đến Ana, và việc trở nên nghiêm trọng khi Công tước Luynes qua đời vào tháng 12 năm 1621. Khi đó, Quốc vương đang đối đầu với những người Kháng Cách, còn Vương hậu thì ra sức bảo hộ Phu nhân Marie de Rohan-Montbazon, người là trung tâm của thị phi triều đình, trong việc muốn tái hôn với Claude, Công tước xứ Chevreuse.

Louis XIII của Pháp, Vương hậu Ana, và con trai của họ Louis XIV của Pháp. Đến bên cạnh là Hồng y Richelieu và Công tước phu nhân Chevreuse.

Năm 1624, Quốc vương Louis XIII chuyển qua dùng Hồng y Richelieu làm Thủ tướng, một nhà chính trị có chủ trương chống lại Nhà Habsburg đang giữ ngôi vị tại ÁoTây Ban Nha, khiến Pháp rơi vào thế gọng kềm. Do đó, Richelieu có quan hệ căng thẳng với Vương hậu Ana, người sau nhiều năm vẫn không có con và càng bị mất tín nhiệm với Quốc vương Louis XIII, khi vị quân vương này ngày càng ủy quyền vào Richelieu cho đến khi ông ta qua đời vào năm 1642. Bởi sự ảnh hưởng của tâm phúc của mình, Phu nhân Marie de Rohan, Vương hậu Ana bị cuốn vào vòng xoáy chính trị và trở thành người đối chọi chính của Richelieu trong triều đình Pháp.

Năm 1635, Vương quốc Pháp khai chiến với Tây Ban Nha, đặt vị thế của Vương hậu Ana trong tình huống tiến thoái lưỡng nan. Và vào năm 1637, Ana bị Richelieu ép phải ký vào điều khoản thỏa thuận, bắt buộc phải bị thẩm tra thư từ qua lại giữa bà và Tây Ban Nha, đặc biệt sau tin đồn đãi bà có câu kết với người em trai, Quốc vương Felipe IV của Tây Ban Nha. Phu nhân Marie de Rohan bị xử tử, và Richelieu thay các thị nữ của Ana bằng người của mình để giám sát Vương hậu.

Dù ở hoàn cảnh bất lợi, Vương hậu Ana trong tình cảnh đó lại có thai, sau một đêm ở cùng Louis XIII vì ông phải hoãn chuyến đi đến Saint-Maur vì bão. Năm 1638, ngày 5 tháng 9, Vương hậu hạ sinh một Vương tử, tức Louis XIV của Pháp. Năm 1640, bà lại sinh hạ tiếp Philippe I xứ Orléans, người sau này xác lập nên Nhà Orléans. Vương hậu Ana khi đó đã rời khỏi Cung điện Louvre đến Palais-Royal cùng 2 Vương tử của bà và tự tay chăm sóc cho 2 người con. Dự cảm mình không thể sống lâu, Louis XIII trong thời gian này cố gắng cô lập Vương hậu, ngăn không cho bà có thể trở thành nhiếp chính sau khi ông qua đời.